Đối với cơ thể chúng ta, Cholesterol đóng vai trò rất quan trọng. Trong hầu hết các hoạt động trên cơ thể con người đều tồn tại Cholesterol để duy trì và phát triển bình thường. Vậy Cholesterol là gì? Tại sao cần kiểm soát nồng độ Cholesterol?
Cholesterol là gì?
Cholesterol là một thành phần trong lipit máu và nó đóng vai trò rất quan trọng trong mọi hoạt động của cơ thể. Cholesterol là thành phần không thể thiếu để các tế bào sợi thần kinh hoạt động. Đồng thời, Cholesterol còn tham gia vào việc sản xuất một số loại hormone. Nhờ Cholesterol mà cơ thể mới có thể hoạt động bình thường và luôn khỏe mạnh. Cholesterol trong cơ thể có thể là do tự tổng hợp hoặc nạp vào từ thức ăn.

Những loại thực phẩm có chứa Cholesterol đều có nguồn gốc từ động vật như: Sữa, thịt, nội tạng động vật, lòng đỏ trứng…
Cholesterol có mấy loại
Cholesterol trong cơ thể được chia thành các loại sau:
-
Cholesterol LDL (Loại xấu)
LDL làm nhiệm vụ vận chuyển hầu như tất cả các Cholesterol trong cơ thể. Tuy nhiên nếu hàm lượng LDL trong máu tăng lên cao thì sẽ xuất hiện lắng đọng mỡ ở thành mạch máu, nhát là ở tim và phổi. Đây là nguyên nhân chính gây ra xơ vữa động mạch. Vì thế, Cholesterol LDL còn được gọi là loại Cholesterol “xấu”. Lượng LDL trong máu quá cao là nguyên nhân dẫn đến hẹp và tắc mạch máu, thậm chí là vỡ mạch máu dẫn đến những biến chứng như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim.
Hàm lượng LDL tăng cao có thể là do những nguyên nhân như: Chế độ ăn uống, thói quen sống và sinh hoạt không lành mạnh, ít vận động, người mắc bệnh cao huyết áp, đái tháo đường…

-
Cholesterol HDL (Loại tốt)
Loại Cholesterol HDL chiếm khoảng 25 – 30% hàm lượng Cholesterol trong máu. Đây là loại Cholesterol đóng vai trò vận chuyển Cholesterol từ máu đến gan. Đồng thời, HDL còn làm nhiệm vụ đưa Cholesterol ra khỏi những mảng xơ vữa động mạch, hạn chế gây ra những hệ lụy nguy hiểm. Vì thế, HDL được gọi là Cholesterol “tốt”.
-
Lp(a) Cholesterol
Đây là một loại Cholesterol biến thể của LDL. Nếu Lp(a) Cholesterol tăng cao cũng sẽ dẫn đến nguy cơ xuất hiện các mảng xơ vữa động mạch.
Những dấu hiệu nồng độ Cholesterol cao
Thông thường, những người bị chứng Cholesterol cao ban đầu sẽ không xuất hiện những điểm bất thường. Vì thế, muốn biết hàm lượng Cholesterol có cao hay không, tốt nhất là nên xét nghiệm máu.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc chứng Cholesterol cao
- Chế độ ăn không khoa học: Do bạn ăn quá nhiều dầu mỡ, đồ ngọt…
- Do bị béo phì, thừa cân
- Ít vận động: Khi vận động sẽ giúp nồng độ HDL tăng và giảm lượng LDL ra khỏi cơ thể
- Hút sản phẩm lá: Khói sản phẩm khiến thành mạch máu bị tổn thương, chất béo dễ bị tích tụ
- Đái tháo đường, cao huyết áp: Nguyên nhân khiến lượng LDL tăng và giảm HDL hoặc gây tổn thương đến các thành động mạch, chất béo dễ bị tích tụ ở lại

Trên đây là những thông tin về Cholesterol là gì mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng bạn sẽ hiểu thêm về nồng độ Cholesterol và kiểm soát nó một cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của mình và người thân.